CHỦ ĐỀ: CƠN HOẢNG LOẠN
Câu hỏi 1: Người Có Cơn Hoảng Loạn Cảm Thấy Thế Nào?
Cơn hoảng loạn có thể tới một cách đột ngột và gắn liền với những nỗi sợ hãi mãnh liệt hoặc quá sức chịu đựng. Những cơn hoảng loạn thường đi cùng những triệu chứng về thể chất như tim đập nhanh, hụt hơi, hoặc buồn nôn.
Những cảm giác bình thường khác là cảm giác về cái chết đang tới gần, sợ hãi, bị đe dọa, lo lắng về những thứ kinh khủng sắp xảy ra.
Bạn bắt đầu đổ mồ hôi, run rẩy, trái tim bạn bắt đầu bắt đầu đập mạnh (và cảm giác như nó nổ tung khỏi lồng ngực), bạn sẽ có những vấn đề về hô hấp, và bắt đầu cảm giác chóng mặt, buồn nôn, và sợ hãi. Bạn cũng có thể luôn cảm thấy như sắp chế.t, hoặc cảm giác như có một cơn đau tim.
Cơn hoảng loạn có thể mãnh liệt đến mức khiến một cá nhân không thể thực hiện các năng bình thường.
Trong một cơn hoảng loạn, việc cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Trong một khoảnh khắc, cơn hoảng loạn rất nghiệm trong bởi nó làm gián đoạn các chức năng hàng ngày bạn phải thực hiện.
Câu hỏi 2: Cơn Hoảng Loạn Kéo Dài Bao Lâu?
Một cơn hoảng loạn có thể bộc phát mà không báo trước, các triệu chứng có xu hướng chạm đỉnh sau khoảng mười phút. Và sau khoảng 30 phút, các triệu chứng sẽ giảm ổn định, cho dù hiệu ứng nó gây ra có thể kéo dài hơn. Các cơn hoảng loạn luôn kéo dài từ vài phút đến một giờ.
Câu Hỏi 3: Điều Gì Gây Ra Các Cơn Hoảng Loạn?
Các cơn hoảng loạn xuất hiện ở cả hai trường hợp có thể lường trước và không thể lường trước được. Những cơn hoảng loạn có thể lường trước có nguyên nhân từ những yếu tố căng thẳng bên ngoài, hoặc thường là những nỗi sợ hãi. Trong khi dó, những cơn hoảng loạn bất ngờ thường xuất hiện mà không có bất kỳ nguyên nhân rõ ràng nào; thình thoảng, chúng xuất hiện cả khi bạn cảm thấy bình tĩnh ở thời điểm ngay trước đó.
Những cơn hoảng loạn có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn ở những người có dấu hiệu mắc chứng rối loạn sợ hãi (panic disorder).
Mặc dù những nguyên nhân của cơn hoảng loạn không được biết đến nhiều, có những yếu tố ảnh hưởng khác như các chất xúc tác trong não, gen, hoặc tính cách cũng đóng vai trò trong việc một người có phát triển các cơn hoảng loạn hay không.
Ví dụ, những người nhạy cảm với các vấn đề về căng thẳng hoặc thường xuyên có những cảm xúc tiêu cực có nhiều khả năng gặp các cơn hoảng loạn.
Tương tự như vậy, những người có tính cách thuộc loại dễ lo lắng có thể có những cơn hoảng loạn. Những nhân tố khác còn được cân nhắc tới từ các thành viên trong gia đình như cha mẹ, hoặc anh chị em - những người có các rối loạn lo âu hoặc hoảng sợ.
Nguồn: Anxiety Attacks vs. Panic Attacks - SimplyPsychology